Abraham Takura, một nông dân người Ghana đứng dựa lưng vào chiếc sọt lớn chứa đầy hạt điều trắng bóc rồi đưa tay dí chiếc smartphone Motorola vào một tấm giấy nhỏ trên đó chỉ có vài hàng chữ và những vạch sọc màu đen. Takura không phải đang chụp ảnh mà là quét mã vạch gắn trên sọt sản phẩm của mình để nhập liệu và thanh toán với chủ thương lái.
Đổi thay nhờ di động
Nếu chỉ cách đây chừng hơn 1 năm, có lẽ nằm mơ thì hơn 3.000 người dân của ngôi làng Janga ở phía Bắc nước cộng hòa Ghana cũng không thể tin được rằng công việc thu nhặt hạt điều để bán cho các thương lái thu mua mà họ vẫn làm hàng chục năm nay lại trở nên thuận tiện và tuyệt vời đến thế nhờ sự trợ giúp của những chiếc điện thoại di động và một phần mềm do hãng SAP (Đức) trợ. Ở ngôi làng này, hàng ngày người dân vẫn phải đi thồ nước từ xa về để sử dụng nhưng cách đây 1 năm, một cột BTS di động đã được dựng lên bất chấp xung quanh nó vẫn là những ngôi nhà vách trát bằng bùn đất. Kỷ nguyên di động đã vươn tay tới làng và cuộc sống của họ bắt đầu thay đổi.
Kể từ khi những chiếc smartphone bắt đầu xuất hiện ở vùng này nó đã “rủ theo” cả một chương trình hỗ trợ cư dân Janga bằng hệ thống phần mềm, trung tâm xử lý dữ liệu và cả một dự án tài chính nhỏ (microfinance). Hãng phần mềm SAP đã quyết định hỗ trợ cho người dân ở đây một ứng dụng di động cho phép họ sử dụng hệ thống máy chủ phân tích dữ liệu của SAP để phục vụ cho nghề thu hái hạt điều ở đây.
Thông thường, mỗi người phụ nữ ở Janga sẽ được cấp một mã số và mã vạch để họ in lên trên một miếng giấy nhỏ rồi dán vào sọt hạt điều của mình và trở thành nhãn hàng giúp cho các công việc ghi chép sổ sách, thanh toán trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Khi đưa hàng về điểm thu mua, những người bán sẽ tự động dán lên sọt của mình tấm nhãn ấy để người mua chỉ việc dùng smartphone quét qua mã vạch rồi đổ lên xe tải. Chiếc smartphone sẽ ghi nhận toàn bộ thông tin, chuyển về Đức xử lý và giao trả lại cho người thu mua kèm theo số tiền ước lượng cần phải thanh toán dựa theo các chỉ số như cân nặng, giá thị trường chung tại thời điểm mua và chất lượng sản phẩm. Tất nhiên, người bán cũng sẽ phải kiểm tra lại một lượt để trả thêm tiền cho những sọt hạt điều có chất lượng tốt hơn.
" alt=""/>Nông dân Ghana “đổi đời” nhờ di độngTheo thử nghiệm của trang Macworld, những cập nhật về vi xử lý và đồ họa trong dòng sản phẩm Macbook Pro của Apple đã khiến hiệu suất của những thiết bị này tăng hơn so với các phiên bản trước.
Những điểm đổi mới
Mặc dù giá của các mẫu MacBook Pro mới vẫn bằng với giá của các mẫu tương ứng ra mắt từ đầu năm 2011, nhưng những linh kiện bên trong của đã được cập nhật và cải thiện. Phiên bản MacBook Pro 13 inch có giá 1199 USD nâng cấp từ vi xử lý Core i5 lõi kép tốc độ 2,3 GHz lên chip Core i5 lõi kép có tốc độ nhanh hơn là 2,4GHz, dung lượng ổ cứng tăng từ 320GB lên 500GB.
Phiên bản MacBook Pro 13 inch có giá 1.499 USD hiện đã được nâng cấp lên với bộ vi xử lý Core i7 lõi kép tốc độ 2,8 GHz và ổ đĩa cứng 750GB, so với phiên bản trước đây là Core i7 lõi kép tốc độ 2,7GHz và ổ đĩa cứng 500GB. Những phiên bản 13 inch này vẫn dùng đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 3000 như MacBook Pro trước đó.
Phiên bản 15 inch đã được cập nhật vi xử lý Core i7 lõi tứ tốc độ 2,2GHz ( 1799 USD) và 2,4GHz (2199 USD), so với trước đó lần lượt là 2,0 GHz và 2,2GHz. Đồ họa của phiên bản này cũng được nâng cấp: mẫu 1799 USD hiện có 512MB AMD Radeon HD 6750M, trong khi mẫu 2199 có 1GB AMD Radeon HD 6770M. Dung lượng ổ cứng của phiên bản 15 inch mới không được cập nhật, vẫn là 500GB (1799 USD) và 750GB (2199).
Cũng như thế hệ trước của MacBook Pro, phiên bản 17 inch giá 2499 USD giống với phiên bản 15 inch (2199 USD) về các chi tiết kỹ thuật, ngoại trừ kích thước màn hình và khe cắm ExpressCard/34 (mở rộng thêm khả năng giao tiếp cho máy tính xách tay)
Những điểm giống MacBook Pro phiên bản đầu năm
Về diện mạo bên ngoài, MacBook Pro mới giống y hệt những phiên bản từ đầu năm 2011. Màn hình có đèn nền LED với các kích cỡ 13,3; 15,4; và 17 inch, lần lượt có độ phân giải là 1280 x 800, 1440 x 900, và 1920 x 1200 điểm ảnh. Tất cả đều có bàn phím có đèn nền cũng như bàn cảm ứng đa chạm bằng kính.
Mỗi khi nhắc đến điện thoại 2 sim 2 sóng, phần lớn người mua sẽ liên tưởng ngay đến những sản phẩm Trung Quốc không tên tuổi hoặc mang thương hiệu Việt như F-Mobile, Q-Moble, Bluefone... Những máy này đều có đặc điểm chung là giá rẻ, đầy đủ tính năng cơ bản. Một vài điện thoại còn hỗ trợ thêm nghe nhạc, chụp ảnh và khe cắm thẻ nhớ.
Cuối năm ngoái, nhiều công ty lớn đã nhảy vào phân khúc này với điện thoại 2 sim giá chỉ từ 700.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng, tiêu biểu có Nokia C1-00, C2-00, X1-01, Samsung Chat, LG A155 và A165.
Với mẫu mã nhỏ gọn, thời trang, chất lượng thương hiệu được đảm bảo kết hợp với hệ thống phân phối rộng lớn trên toàn quốc, những sản phẩm này đã len lỏi đến từng siêu thị điện máy hay các cửa hàng nhỏ lẻ để rồi "gặm nhấm dần" thị phần điện thoại Trung Quốc.
Nhân viên của một siêu thị điện máy lớn nhất tại Hà Nội cho biết, cách đây vài tháng, Q-Mobile là một trong những điện thoại thương hiệu Việt bán chạy nhất, trung bình khoảng từ 3 đến 5 máy mỗi ngày. Thế nhưng, bây giờ vài ngày mới bán được một sản phẩm.
" alt=""/>Điện thoại 'hàng hiệu' 2 sim lên ngôi ở Việt Nam